Giống như con người có những điểm nhận dạng riêng, thương hiệu cũng cần có đặc điểm nhận dạng để trở nên khác biệt độc nhất với các thương hiệu khác trên thị trường. Chính vì thế, bộ nhận dạng thương hiệu ra đời hỗ trợ doanh nghiệp định hình thương hiệu. Vậy, chính xác thì bộ nhận diện thương hiệu là gì? Có liên quan gì đến thiết kế? Và làm thế nào để xây dựng hệ thống nhận dạng thương hiệu mạnh mẽ đưa doanh nghiệp nổi bật trên thị trường? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về chủ đề xây dựng nhận diện thương hiệu trong nội dung bên dưới.
More...
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu CIP (Corporation Identify Program) là một tập hợp các công cụ (materials) được doanh nghiệp sử dụng để tạo ra hình ảnh thương hiệu. Hình ảnh thương hiệu tạo nên nhận thức của khách hàng về thương hiệu, bao gồm cảm giác quen thuộc, ký ức khi tương tác với thương hiệu. Một bộ nhận diện thương hiệu công ty xuất phát từ sứ mệnh của doanh nghiệp, chứa đựng giá trị thương hiệu, mục tiêu dài hạn, vị thế cạnh tranh trên thị trường và mức độ phù hợp với giá trị và lợi ích của đối tượng mục tiêu.

Những yếu tố của bộ nhận dạng thương hiệu có bản chất nền tảng và truyền tải những gì công ty muốn truyền đạt trong suốt quá trình phát triển. Các yếu tố cần có của bộ nhận dạng thương hiệu có thể khác nhau tùy vào lĩnh vực hoạt động, màu sắc và định hướng của thương hiệu. Tuy nhiên, thông thường bộ nhận diện thương hiệu gồm có các yếu tố chính sau:
- Tên thương hiệu (Brand Name)
- Khẩu hiệu (Slogan)
- Màu sắc và kiểu đồ họa
- Biểu trưng, dấu từ và các biến thể của chúng
- Giọng nói và một giai điệu (Tone and Mood)
- Kiểu chữ
Ngoài ra, hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm tất cả công cụ và cách thức để thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng. Ví dụ về hệ thống nhận diện thương hiệu cụ thể như biểu trưng (logo), màu sắc, kiểu chữ, danh thiếp, brochure, bì thư, đồng phục… Chúng ta có thể phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu như sau: yếu tố cơ bản, tài liệu văn phòng, sản phẩm và bao bì, trên biển hiệu, truyền thông marketing. Cụ thể bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ khi xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm:

- Các yếu tố nhận diện thương hiệu cơ bản: Biểu trưng (logo), Màu sắc, Kiểu chữ
- Các yếu tố nhận biết của bộ nhận diện văn phòng: tài liệu văn phòng phẩm, danh thiếp (name card), bì thư, fax, hoá đơn, đồng phục, tài liệu chung, thẻ nhân viên….
- Các yếu tố nhận biết trên bao bì sản phẩm: tem nhãn dán lên sản phẩm, in trực tiếp lên sản phẩm, bao bì,...
- Các yếu tố nhận diện thương hiệu trên biển hiệu: bảng hiệu công ty, bảng tên phòng ban, bảng hiệu tại quầy tiếp tân, biển quảng cáo, bảng treo đại lý….
- Các yếu tố nhận diện thương hiệu trong truyền thông marketing: ấn phẩm quảng cáo online và offline, website và mạng xã hội, gian hàng triển lãm, phương tiện vận chuyển…
Những lưu ý khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu văn phòng
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu không thôi vẫn chưa đủ, một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ cần mang lại hiệu quả đối với tất cả người tương tác với chúng. Trước khi bắt tay vào thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, hãy lưu ý những yếu tố sau đây:

- Đảm bảo sự khác biệt, tính độc nhất (unique) - Bộ nhận diện thương hiệu cần nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh và thu hút sự chú ý của người dùng.
- Đáng nhớ: Bộ nhận diện cần đem đến tác động trực quan. Ví dụ, thương hiệu Apple với logo ấn tượng và đáng nhớ đến mức họ không cần đặt tên thương hiệu trên logo của mình.
- Có thể mở rộng và linh hoạt: Bộ nhận diện có thể phát triển và cải tiến cùng thương hiệu.
- Dễ áp dụng: Bộ nhận diện được thiết kế trực quan và rõ ràng để sử dụng trong thiết kế đa dạng công cụ, ấn phẩm.
Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cơ bản
Bộ nhận diện thương hiệu là công cụ giúp doanh nghiệp truyền tải thương hiệu một cách trực quan, từ đó hỗ trợ chiến lược xây dựng thương hiệu. Do đó, trước khi tìm hiểu đặc điểm nhận dạng thương hiệu của mình, điều quan trọng là cần có một chiến lược hoàn chỉnh. Để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, doanh nghiệp cần xác định được Giá trị thương hiệu và Thông điệp thương hiệu. Nếu đang ở giai đoạn đầu thiết kế thương hiệu hoặc trong giai đoạn đổi mới và không biết nên bắt đầu từ đâu, dưới đây là các bước thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cơ bản cực kỳ hữu ích.

Bước 1: Thiết lập chiến lược thương hiệu
Chiến lược thương hiệu là kế hoạch chi tiết phác thảo chính xác những gì doanh nghiệp đang cố gắng đạt được và cách thức đạt được nó. Nó bao gồm:
- Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi
- Thông điệp thương hiệu (tone and mood, tính cách, dòng giới thiệu, giá trị bền vững,...)
- Nhận dạng thương hiệu (logo, màu sắc, kiểu chữ, v.v.)
Sau khi đã hoàn thành chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp có thể tập trung vào đặc điểm nhận dạng thương hiệu.
Bước 2: Xác định chân dung khách hàng (Personas) và vị thế cạnh tranh
Bộ nhận diện thương hiệu là gương mặt của doanh nghiệp, chúng tương tác với khách hàng trên toàn thế giới và giúp người dùng nhận biết so với các thương hiệu khác trên thị trường. Xây dựng nhận diện thương hiệu không chỉ dựa trên quyết định cảm tính của doanh nghiệp, nhưng cần quan tâm đến đối tượng mục tiêu. Và hiểu rõ chân dung khách hàng là bước quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng bộ nhận diện thành công. Để hiểu rõ chân dung khách hàng, doanh nghiệp cần xác định những thông tin như nhân khẩu học, tâm lý học để hiểu rõ những người này là ai và điều gì thúc đẩy họ bị thu hút bởi thương hiệu.

Bước 3: Lên ý tưởng cho bộ nhận diện
Bộ nhận diện thương hiệu chứa đựng ngôn ngữ, cảm xúc về tính cách, mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp. Đồng thời những yếu tố này cần được truyền tải một cách trực quan thông qua hình ảnh.
Bước 4: Tạo bản tóm tắt thiết kế (brief) và tiến hành thiết kế
Sau khi thiết lập chiến lược thương hiệu, xác định chân dung khách hàng, doanh nghiệp có thể thuê ngoài công ty thiết kế bộ nhận diện thương hiệu hoặc nhân viên thiết kế nội bộ. Dù lựa chọn nào đi chăng nữa, nhân viên thiết kế sẽ cần bản thông tin tóm tắt thiết kế (brief). Bản tóm tắt sáng tạo nêu chi tiết thông tin giúp các nhà thiết kế đảm bảo tạo ra bộ nhận diện trực quan và phù hợp nhất cho thương hiệu.
Bước 5: Đánh giá và hiệu chỉnh
Bước 6: Xây dựng Hướng dẫn sử dụng Bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu thành công khi chỉ dừng lại ở việc thiết kế đẹp, truyền tải đúng đắn thông điệp, nhưng còn nhờ sử dụng đúng cách.
Tham khảo một số bộ nhận diện thương hiệu nổi bật tại Việt Nam
Mỗi một thương hiệu cần xây dựng quy chuẩn bộ nhận diện thương hiệu đẹp, riêng biệt, ấn tượng nhưng vẫn chứa đựng linh hồn, sứ mệnh và mục tiêu hoạt động kinh doanh. Cùng tham khảo một số ví dụ về hệ thống nhận diện thương hiệu của các doanh nghiệp nổi bật tại Việt Nam ngay dưới đây.
1. Bộ nhận diện thương hiệu Cafe
Bộ nhận diện thương hiệu quán cafe Starbucks

Bộ nhận diện thương hiệu The Coffee House

2. Bộ nhận diện thương hiệu của Ngân Hàng
Bộ nhận diện thương hiệu Agribank

Nhận diện thương hiệu Vietinbank

3. Bộ nhận diện thương hiệu khách sạn

4. Bộ nhận diện thương hiệu spa

5. Bộ nhận diện thương hiệu mỹ phẩm

6. Bộ nhận diện thương hiệu nhà hàng

7. Bộ nhận diện thương hiệu thời trang

Lời kết
Bộ nhận diện thương hiệu là công cụ không thể thiếu nếu doanh nghiệp có định hướng phát triển bền vững trong tương lai. Ngoài ra, bên cạnh giúp đẩy mạnh và hỗ trợ chiến lược thương hiệu thành công, bộ nhận diện mạnh mẽ và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng lượng khách hàng trung thành, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng. Trước khi bắt tay vào thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, đừng quên tìm hiểu các bước cơ bản và cần thiết giúp xây dựng bộ nhận diện thành công. Nếu doanh nghiệp của bạn cần tư vấn về xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hoặc đang tìm kiếm agency thiết kế nhận diện thương hiệu tại Việt Nam, hãy để lại số điện thoại bên dưới hoặc liên hệ cho Iris Digital Marketing Agency tại đây!