PR (quan hệ công chúng) và truyền thông là hai khái niệm riêng biệt, nhưng thường bị nhầm lẫn. Điều này không thể tránh khỏi khi các công cụ và phương tiện tiếp thị trực tuyến ngày càng gia tăng trong thời đại kỹ thuật số.
More...
Ranh giới giữa các khái niệm bị thu hẹp dần, thậm chí nhiều người trong ngành vẫn sử dụng nhầm lẫn giữa PR và Media. Tuy nhiên, hiểu rõ về nguồn gốc của những thuật ngữ này sẽ giúp doanh nghiệp chọn lựa đúng chiến lược hoặc các dịch vụ thuê ngoài khi cần thiết.
Khái niệm truyền thông và quan hệ công chúng PR
Quan hệ công chúng về cơ bản là khái niệm hoàn toàn khác biệt so với truyền thông. Truyền thông được xem là một khía cạnh thấp hơn trong quan hệ công chúng. Để hiểu rõ hơn sự khác biệt, cùng tìm hiểu khái niệm quan hệ công chúng và truyền thông ngay sau đây.
Quan hệ công chúng là gì?
Theo Hiệp hội Quan hệ Công chúng Hoa Kỳ, “Khái niệm Quan hệ công chúng PR chỉ quá trình giao tiếp chiến lược nhằm xây dựng các mối quan hệ tích cực giữa các tổ chức/doanh nghiệp và công chúng của họ. “Công chúng” ở đây có thể là khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, đối tác, nhân viên, v.v. hay bất kỳ ai tương tác chủ động hay thụ động với doanh nghiệp.

Quan hệ công chúng sử dụng những nội dung sáng tạo để truyền đạt quan điểm thương hiệu nhằm thu hút sự chú ý của công chúng, thông quá các phương tiện bao gồm mạng xã hội, các sự kiện đặc biệt hoặc thông điệp phù hợp trên trang web.
Quan hệ truyền thông là gì?
Quan hệ truyền thông là một khía cạnh của PR. Truyền thông chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và giới truyền thông (báo chí, truyền hình, phát thanh…). Bộ phận Media sử dụng các phương tiện truyền thông và đưa tin khác nhau để truyền đạt câu chuyện của doanh nghiệp, thay vì trực tiếp tương tác với công chúng.

Phân biệt quan hệ công chúng và truyền thông (PR and Media)
Dưới đây là những khác biệt cơ bản giữa truyền thông và quan hệ công chúng.
- PR tương tác với công chúng qua nhiều phương tiện, truyền thông tương tác qua báo chí.
Quan hệ công chúng xây dựng mối quan hệ giữa các tổ chức và các bên liên quan. Để làm như vậy, các chuyên gia PR có thể sử dụng nhiều kênh khác nhau, như blog của công ty, mạng xã hội, sự kiện đặc biệt - để giao tiếp trực tiếp với đối tượng mục tiêu.
Trong khi đó, quan hệ truyền thông (Media Relations) tập trung chủ yếu vào truyền thông báo chí. Sử dụng báo chí làm kênh giao tiếp với các bên liên quan không chỉ cho phép doanh nghiệp tiếp cận chính xác đối tượng nhờ hành vi trực tuyến, nhưng còn tạo được uy tín nhờ bên truyền tải trung gian (báo chí, truyền hình…).
- Truyền thông là một phần của quan hệ công chúng PR
Tất cả quan hệ truyền thông đều là quan hệ công chúng, nhưng không phải tất cả quan hệ công chúng đều là quan hệ truyền thông. Nói cách khác, quan hệ truyền thông là một phần của quan hệ công chúng.

- Quan hệ công chúng tạo nên thông điệp, quan hệ truyền thông phát tán thông điệp.
Các chuyên gia về quan hệ công chúng có nhiệm vụ tạo ra thông điệp nhận diện thương hiệu, làm cho những thông điệp này trở nên lan truyền. Trong khi đó, các kênh truyền thông đảm nhận vai trò tăng phạm vi tiếp cận thông điệp qua nhiều kênh trung gian, như báo chí, truyền hình, phát thanh…
Lời kết
Hiểu được sự khác biệt giữa quan hệ công chúng và quan hệ truyền thông giúp doanh nghiệp xác định được đâu là chiến lược phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, lựa chọn truyền thông được đánh giá mang lại hiệu quả cao đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tạo dựng niềm tin nơi khách hàng mục tiêu. Trong khi đó, quan hệ công chúng PR có vai trò lan truyền và tăng nhận diện thương hiệu cho các tổ chức, tập đoàn lớn.