WordPress.org là nền tảng mã nguồn mở xây dựng trang web phổ biến nhất trên thế giới. Việc làm website với WordPress từ lâu được đánh giá là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc các cá nhân đang tìm hiểu về xây dựng thương hiệu hoặc kinh doanh trực tuyến. Thiết kế website WordPress với khả năng tùy chỉnh đơn giản có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí thuê ngoài dịch vụ thiết kế website. Cùng tìm hiểu rõ hơn về cách thiết kế website bằng WordPress miễn phí trong nội dung bên dưới.
More...
WordPress là gì?
WordPress là hệ thống quản lý nội dung mã nguồn mở được viết bằng PHP, một công cụ giúp xây dựng trang web dễ dàng trong kỷ nguyên hiện đại. Trước đây, các nhà lập trình website phải viết thủ công tất cả mã HTML, CSS và Javascript để có thể vận hành một trang web cơ bản. Với WordPress, người dùng không cần biết lập trình vẫn có thể tạo trang web hoàn chỉnh chỉ với các bước thiết kế 1 trang web đơn giản.

Ngày nay, mọi người đều có thể làm website miễn phí với WordPress chỉ trong vài phút. Trang web có thể đi vào hoạt động mà không cần can thiệp bất kỳ kỹ thuật lập trình nào. WordPress cũng là nền tảng được đánh giá cao bên cạnh các trang web tạo website miễn phí khác như, wix, blogger, joomla… Vậy các công cụ tạo website miễn phí gồm có những gì, mời bạn đọc cùng xem các bước thiết kế website chi tiết ngay dưới đây.
Hướng dẫn làm website bằng wordpress từ A đến Z
WordPress là CMS phổ biến nhất hiện nay. Tính dễ sử dụng và linh hoạt của công cụ này cho phép hầu hết người dùng và chủ doanh nghiệp tạo trang web phù hợp với nhu cầu mà không mất quá nhiều thời gian và chi phí. Nội dung bên dưới giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm website miễn phí với WordPress.
Các bước làm website với WordPress
Bước 1: Chọn tên miền (domain) và mua dịch vụ lưu trữ hosting
Tên miền (Domain) và Dịch vụ lưu trữ đám mây (hosting) là những khái niệm cần biết khi tìm hiểu về làm website với WordPress. Hai khái niệm này có thể được hiểu đơn giản như sau:
- Tên miền (domain) giống như như địa chỉ nhà, là cách khách truy cập có thể tìm thấy trang web của doanh nghiệp trên Internet. Tên miền có dạng sau: www.example.com.
- Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ (hosting) giống như ngôi nhà, nơi lưu trữ các tệp trang web. Nếu không có nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, trang web sẽ không có không gian trên máy chủ để "hoạt động".

Để tạo website miễn phí với WordPress, người dùng có thể chọn sử dụng tên miền miễn phí có dạng mywebsite.wordpress.com hoặc sử dụng tên miền trả phí có dạng mywebsite.com. Ngày nay, mọi người có thể dễ dàng tìm mua tên miền tại các bên cung cấp dịch vụ thứ ba như Tenten, Mắt bão, AZDIgi, … Chi phí cho tên miền riêng có thể dao động từ 150.000VNĐ đến trên 500.000 đồng. Bên cạnh tên miền, người dùng cũng cần mua dịch vụ lưu trữ website (hosting). Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ (hosting) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tốc độ, bảo mật và mức độ tin cậy của trang web. Hiện nay, WordPress cũng cung cấp nhiều gói lưu trữ cho người dùng của mình. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp có thể chọn dịch vụ hosting từ các nhà cung cấp dịch vụ dựa trên chi phí, hỗ trợ khách hàng,...
Bước 2: Cài đặt WordPress
Nếu sử dụng dịch vụ lưu trữ WordPress được quản lý như WP Engine hoặc Kinsta, người dùng sẽ không cần phải trải qua quá trình cài đặt CMS WordPress. Vì những dịch vụ này được xây dựng dành riêng cho nền tảng WordPress và sẽ được cài đặt mặc định CMS WordPress khi mua hosting. Ngược lại, nếu sử dụng nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ không phải là WordPress, người dùng sẽ cần cài đặt CMS để kết nối miền mới với trang web của mình.

Sau khi mua tên miền và hosting, bạn sẽ có quyền truy cập vào trang tổng quan lưu trữ, nơi cài đặt WordPress CMS. Đăng nhập vào tài khoản Hosting, nhấp vào Lưu trữ web, sau đó nhấp vào Quản lý. Trong mục Tùy chọn & Cài đặt, bạn sẽ thấy một khu vực có tiêu đề Ứng dụng phổ biến. Nhấp vào ứng dụng WordPress để bắt đầu cài đặt.
Sau khi đã thiết lập CMS WordPress, bạn cần trỏ tên miền tới máy chủ để website có thể hiển thị.
Bước 3: Trỏ tên miền tới máy chủ (hosting)
Sau khi đã mua tên miền, đăng ký dịch vụ lưu trữ và cài đặt CMS WordPress trên hosting, bạn sẽ cần kết nối tất cả những thứ này lại với nhau bằng cách trỏ miền tới máy chủ lưu trữ dữ liệu. Thông thường, để trỏ tên miền về máy chủ, bạn cần làm theo các bước sau đây:
- Đăng nhập vào trang chủ đăng ký tên miền
- Chọn mục cài đặt DNS (Domain Name Server Setting)
- Thay đổi địa chỉ DNS bằng thông tin tìm thấy trong phần thông tin cài đặt của hosting (như hình bên dưới).
Nếu bạn không thể trỏ tên miền về hosting, đừng quá lo lắng. Nhà cung cấp tên miền có thể hỗ trợ khách hàng trong khoảng này. Vì thế, sau khi đã có thông tin máy chủ lưu trữ dữ liệu, hãy thông báo cho bên cung cấp dịch vụ rằng bạn muốn trỏ tên miền về hosting.

Bước 4: Cài đặt WordPress
Bạn có thể tùy chỉnh trang web WordPress của mình bằng cách sử dụng nhiều chủ đề mẫu của WordPress mà không cần trải qua các bước thiết kế giao diện website lập trình phức tạp. Mỗi chủ đề có bố cục, định dạng, màu sắc, phông chữ và các tùy chọn trực quan khác nhau. Để tìm một chủ đề phù hợp trong WordPress.org, truy cập vào trang quản trị tổng quan (Dashboard). Nhấp vào Giao diện, sau đó nhấp vào Chủ đề.

WordPress sở hữu kho chủ đề giao diện miễn phí và trả phí khổng lồ, giúp người dùng có thể dễ dàng tùy chỉnh và thiết lập một website tùy biến chỉ trong vài phút. Bên cạnh đó, WordPress cũng cho phép người dùng tìm mua các giao diện tùy thích bên ngoài và tải chúng trong trình quản lý wordpress của mình. Sau khi chọn được chủ đề thích hợp, chuyển đến cài đặt Chủ đề WordPress và tả lên chủ đề. Cài đặt Chủ đề nằm ở thanh menu bên trái trong màn hình quản trị của WordPress. Bạn sẽ phải nhấp qua “Thêm mới” và “Tải lên chủ đề” :
Nhấn tải lên tệp .zip đã nhận được khi mua chủ đề. Sau khi tải lên, nhấp vào “kích hoạt” trên chủ đề trong WordPress để chủ đề hoạt động. Ngoài ra, bên cạnh chủ đề mặc định, WordPress cho phép người dùng cài thêm các công cụ thiết kế giao diện web (plugins) khác để nâng cao trải nghiệm người dùng.
5. Thêm bài viết và trang vào trang web
Nội dung trên trang web WordPress được tạo dưới dạng bài đăng và trang. Các trang thường được dùng để xuất bản các nội dung cố định, ít bị thay đổi trên website. Ví dụ như trang liên hệ, giới thiệu… Một số đặc điểm của trang trên WordPress:
- Trang chủ - thường được thiết lập mặc định theo Chủ đề WordPress.
- Trang liên hệ - Tạo trang mới và cài đặt plugin biểu mẫu (Form) của WordPress để có thể thêm biểu mẫu liên hệ vào trang.
- Trang giới thiệu
- Trang sản phẩm hoặc dịch vụ
- Blog - Nơi các bài viết sẽ được liệt kê ở đây.
6. Tùy chỉnh trang web
Sau khi cài đặt chủ đề trang web, bạn cần thiết lập những yếu tố cơ bản sau đây cho website. Trong thanh điều hướng bên trái, chọn phần Cài đặt> Chung. Tại đây, bạn có thể thêm tiêu đề trang web và dòng giới thiệu về website của mình. Bạn cũng có thể chuyển đổi các thông tin cơ bản khác của trang web như URL, email, múi giờ...
Tiếp theo, tùy chỉnh các phần đọc (reading). Trong Cài đặt> Đọc, bạn có thể thay đổi trang chủ thành một trang tĩnh. Trang tĩnh được thiết kế tùy chỉnh sao cho các thông tin trên trang hiển thị đầy đủ và đẹp mắt nhất. Trong khi đó, nếu chọn bài viết mới nhất (Your latest posts) phù hợp với những ai đang có nhu cầu tạo trang web về tin tức hoặc blogs cá nhân. Với tùy chọn này, người truy cập có thể dễ dàng nhìn thấy các bài đăng mới nhất khi vừa truy cập vào trang web.
7. Cài đặt các plugin
Plugin là các phần mềm bổ sung chức năng cho trang web WordPress và nâng cao trải nghiệm người dùng. Với hơn 55.000 plugin có sẵn, đầy đủ tùy chọn cho hầu hết các loại website và người dùng. Plugin phổ biến nhất bạn nên cài đặt cho website khi mới tạo như Yoast SEO: Plugin hỗ trợ SEO ngay trên trang bài viết. Ứng dụng này đảm bảo tối ưu hoá nội dung chuẩn theo từ khoá và các yếu tố cần thiết.
Để thêm một plugin mới, hãy nhấp vào Thêm mới. Tìm kiếm plugin mong muốn và sau đó nhấp vào Cài đặt ngay, đợi vài giây, sau đó nhấp vào Kích hoạt.
Lời kết
Sở hữu một trang web thu hút, giàu nội dung và tương thích với nhiều nền tảng khác nhau đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một website được đầu tư kỹ lưỡng và chỉn chu có thể để lại ấn tượng ban đầu tích cực với người dùng mới và tăng chuyển đổi. Và làm website với WordPress CMS được xem là lựa chọn hoàn hảo phù hợp với mọi nhu cầu. Không cần có kiến thức về lập trình, bất kỳ ai đều có thể dễ dàng tạo website với WordPress. Hy vọng nội dung trên có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các bước tạo website bằng WordPress. Nếu bạn cần sự hỗ trợ hoặc hướng dẫn thiết kế website wordpress, đừng quên chia sẻ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ tư vấn tại đây.