Giới thiệu chung
Báo cáo Kỹ thuật số Việt Nam năm 2020 đem đến góc nhìn tổng quan về ảnh hưởng của sự phát triển kỹ thuật số tại thị trường Việt Nam. Trong đó, các phương tiện truyền thông trực tuyến, thiết bị thông minh và mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người Việt.
More...
Báo cáo cho thấy hơn 68 triệu người Việt sử dụng mạng trực tuyến vào tháng 1 năm 2020, trong khi đó người dùng mạng xã hội vượt qua mốc 65 triệu, điều này đồng nghĩa với việc hơn 60% dân số Việt Nam hiện diện trực tuyến và sử dụng mạng xã hội. Thực trạng này tạo ra nhiều thách thức nhằm đảm bảo mọi công dân tiếp cận mạng trực tuyến một cách công bằng và bình đẳng. Cùng tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn về Kỹ Thuật Số 2020 tại thị trường Việt Nam trong báo cáo của chúng tôi.
Tổng quan
Kỹ thuật số ngày càng trở nên quan trọng hơn và thể hiện vai trò rõ rệt trong việc đưa trải nghiệm sống lên một tầm cao mới. Điều này thể hiện thông qua việc người dân đang dành thời gian trực tuyến nhiều hơn bao giờ hết những năm gần đây.
Người dùng internet tại Việt Nam
Số người dân Việt Nam sử dụng internet tính đến tháng 1 năm 2020 đạt 68,17 triệu người, tăng 10% (6,2 triệu người dùng mới) năm 2020. Đồng nghĩa với việc hơn 70% dân số Việt Nam biết đến và sử dụng internet. Các chỉ số cũng cho thấy người Việt dành trung bình 6 giờ 30 phút tham gia mạng trực tuyến mỗi ngày. Nếu dành 8 tiếng mỗi ngày để ngủ, điều đó có nghĩa là dùng dành hơn 40% thời gian thức mỗi ngày để sử dụng Internet.
Mỗi người Việt dành trung bình hơn 6 giờ mỗi ngày cho internet
Hầu hết người dùng internet thông qua thiết bị máy tính để bàn, máy tính cá nhân, điện thoại tin và các thiết bị khác. Các nội dung thu hút người dùng qua mạng phần lớn liên quan đến giải trí trực tuyến, phim điện ảnh, ca nhạc, vlog cá nhân… Trong đó người truy cập mạng thông qua máy tính bàn và laptop cao nhất chiếm 82.6% (tăng 0.5% tháng 12 năm 2019 so với cùng kỳ 2018), thiết bị di động thông minh chiếm 16.2% (tăng 1.2% tháng 12 năm 2019 so với cùng kỳ 2018). Điều này dựa trên ảnh hưởng của tốc độ kết nối đường truyền mạng trực tuyến. Cụ thể, thiết bị máy tính bàn và laptop có tốc độ truyền 43.26 MBPS, trong khi thiết bị di động khoảng 30.39 MBPS.
Người dùng mạng xã hội tại Việt Nam
Báo cáo chỉ ra có đến 65 triệu người dùng mạng xã hội ở Việt Nam vào tháng 1 năm 2020. Số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đã tăng 5,7 triệu (+ 9,6%) từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020. Tỷ lệ thâm nhập mạng xã hội ở Việt Nam đạt 67% vào tháng 1 năm 2020.
Các hoạt động diễn ra chủ yếu trên mạng xã hội 96% xoay quanh trò chuyện, trao đổi thông tin nhanh chóng. Trung bình mỗi cá nhân dành hơn 2 giờ mỗi ngày cho các ứng dụng mạng xã hội, và 50% trong số họ sử dụng với mục đích công việc. Mạng xã hội thu hút và có tài khoản người dùng lớn nhất lần lượt là Facebook, Youtube, Zalo, FB Messenger, Instagram, Tiktok, Twitter, Skype, Viber… Và người dùng truy cập mạng xã hội hầu hết thông qua các thiết bị di động với chỉ số thống kê lên đến 98.7%, 1.3% cho laptop và máy tính bàn.
Kết nối mạng di động tại Việt
Có 145,8 triệu kết nối di động tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020. Số lượng kết nối di động tại Việt Nam tăng 2,7 triệu (+ 1,9%) trong thời gian từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020. Số lượng kết nối di động tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020 tương đương 150% tổng dân số.
Các báo cáo người dùng từ lứa tuổi 16 đến 64 tuổi về các ứng dụng di động phổ biến bao gồm ứng dụng trò chuyện trực tuyến chiếm 93%, mạng xã hội chiếm 94%, giải trí và video chiếm 85%, trò chơi chiếm 58%, âm nhạc chiếm 60%, bản đồ 74%, ngân hàng 36% và ứng dụng hẹn hò chiếm 9%.
Các ứng dụng được tải về nhiều nhất theo thứ tự gồm có Facebook Messenger, Facebook, Tiktok, Zalo, Zing MP3, Shopee… Trong khi đó, người dùng chi tiêu nhiều nhất ứng dụng BigoLive, Hago, Google One, Tinder, Zalo…
Thương mại điện tử
Về thương mại điện tử, phần trăm dân số 15 tuổi báo cáo sở hữu hoặc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Báo cáo cho biết 30% người dùng có tài khoản với một tổ chức tài chính, 4.1% người dùng có thẻ tín dụng, 3.7% nữ giới dùng thẻ tín dụng và 4.6% cho nam giới.
Danh mục thương mại điện tử được chi tiêu trong năm 2019 gồm: tiêu dùng cho thời trang và sắc đẹp đạt $717.9 triệu USD, điện tử và truyền thông vật lý chiếm $716.0 triệu USD, Ẩm thực và chăm sóc cá nhân đạt $517 triệu USD, đồ chơi và sở thích cá nhân đạt $487.0 triệu USD….
54.7 triệu người Việt Nam mua sắm trực tuyến cho ngành hàng tiêu dùng, với giá trị thị trường cho việc mua sắm hàng tiêu dùng trực tuyến lên đến $2.96 tỷ USD năm 2019. Trong đó, tổng giá trị tiêu dùng B2C thị trường thương mại điện tử ước tính $6 tỷ USD với tốc độ phát triển hàng năm lên đến 20%.
Các hình thức thanh toán mua hàng thương mại điện tử bằng thẻ tín dụng chiếm 37%, tiền mặt chiếm 17%, chuyển khoản ngân hàng 30%, ví điện tử chiếm 11% và các hình thức thanh toán khác chiếm 6%.
Tổng quan thanh toán kỹ thuật số cho thấy số người thực hiện các giao dịch thanh toán được hỗ trợ kỹ thuật số lên đến 51.10 triệu người năm 2020. Trong đó, tổng giá trị hàng năm của các khoản thanh toán cho người tiêu dùng bằng kỹ thuật số lên đến 8.52 tỉ đô.
Giá trị thị trường quảng cáo kỹ thuật số thể hiện qua tổng chi tiêu cho quảng cáo năm 2019 đạt 306.0 triệu USD. Trong đó, chi tiêu cho quảng cáo tìm kiếm kỹ thuật số chiếm $118.0 triệu USD, quảng cáo mạng xã hội chiếm $50.0 triệu USD, chi tiêu quảng cáo banner đạt $54 triệu USD, video ads chiếm $31.0 triệu USD và Quảng cáo kỹ thuật số đã được phân loại (Classified Ads) chiếm $53.00 triệu USD.